Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Trung Quốc ngăn đập, miền Tây 'đói' lũ ?
"Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cần lũ, sống nhờ lũ, phát triển nhờ lũ...", ông Nguyễn Ngọc Anh nói. Trước một mùa lũ quá bất thường đang diễn ra ở ĐBSCL, trả lời phỏng vấn báo VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Anh, quyền Viện Trưởng Viện Qui hoạch Thủy lợi Miền Nam – đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ Qui hoạch tổng thể về thuỷ lợi ĐBSCL cho biết:

 


 


Mùa lũ năm nay có 3 điểm đặc biệt: Lũ tiểu mãn thấp, bản thân lũ cũng rất nhỏ và đỉnh lũ xuất hiện muộn. Đây là mùa lũ đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, tuy thấp nhưng rất muộn. So với năm 2000, đỉnh lũ ở thượng nguồn ĐBSCL thấp hơn 2 m. So với lũ trung bình nhiều năm, tổng lượng lũ năm nay chỉ đạt từ 60% - 70%.


 













Người dân huyện An Phú (An Giang) ngóng về thượng nguồn sông Hậu chờ lũ...

 




Do bão ảnh hưởng đến miền Trung nên cuối mùa, lũ ở miền Tây có xu hướng nhích lên. Dự báo đến cuối tháng 10 năm nay lũ mới đạt đỉnh.




Tuy nhiên, với tổng lượng lũ nhỏ như thế dù có kéo dài hay không cũng để lại cho ĐBSCL hiện tượng “đói” lũ.



Phóng viên: Theo ông đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này ?




Ông Nguyễn Ngọc Anh: Mặc dù chưa có đánh giá chính thức, tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định nguyên nhân tự nhiên đóng vai trò quan trọng. Năm nay xảy ra hạn hán nên lũ ở thượng lưu sông Mê Kông nhỏ. Lũ ở thượng lưu nhỏ nên nước ở biển Hồ Camphuchia cũng nhỏ. Biển Hồ hiện vẫn đang “đói” lũ nên việc tăng cường lượng nước cho ĐBSCL là rất khó.






Bên cạnh đó, các hồ chứa ở thượng lưu ( Trung Quốc), hạ lưu sông Mê Kông ( Lào, Thái Lan) tích nước sớm nên cũng tác động đến lũ đặc biệt là lũ đầu mùa. Bản thân các hồ chứa nước ở Tây Nguyên (Việt Nam) chưa tích đủ nước , phần nào gây ra tình trạng thiếu nước ở ĐBSCL.






Phóng viên:
Nhiều nhà khoa học cho rằng, việc xây các đập thủy điện ở Trung Quốc ( thượng lưu Mê Kông ) là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “đói” lũ ở ĐBSCL. Ông nghĩ sao về nhận định này?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Theo tôi các nhận định này chỉ mới chỉ dừng lại ở ý kiến cá nhân, chưa có một nghiên cứu tổng thể nào để đưa ra những con số thuyết phục.




Tôi được biết, lưu lượng dòng chảy của sông Mê Kông qua lãnh thổ Trung Quốc chiếm khoảng 10% và họ cũng có nhiều hồ chứa lớn, có hồ chứa trên 10 tỉ m3 nước nên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hạ lưu. Song, nếu bị ảnh hưởng bởi các con đập ở Trung Quốc thì các nước Lào, Thái Lan, Camphuchia sẽ bị ảnh hưởng trước, sau đó mới đến Việt Nam.






Phóng viên:
Nhưng trên cơ sở khoa học, việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng lưu dứt khoát sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy và lượng nước cung cấp cho hạ lưu. Chưa hết, các đập thuỷ điện còn làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho ĐBSCL?


 














... nhưng lũ không về, các cánh đồng chỉ lấp xấp nước, tôm cá bặt tăm. Ảnh: Trung Thanh



 




Ông Nguyễn Ngọc Anh: Đó là điều chắc chắn rồi! Về nguyên tắc vận hành, các thủy điện phải tích nước đầu mùa. Việc tích nước sẽ ảnh hưởng đến lượng nước và lượng phù sa cung cấp cho ĐBSCL.






Nếu các đập thủy điện với các hồ chứa lớn ở thượng nguồn sẽ làm giảm từ 30% - 40% lượng phù sa bồi đắp cho hạ lưu. Đặc biệt là làm giảm lượng cát đáy ở ĐBSCL. Việc giảm lượng cát đáy sẽ rất nguy hiểm vì đây là nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở nhiều nếu chúng ta khai thác cát không hợp lý.






Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ra sao còn phụ thuộc vào sự tích nước và qui trình vận hành các đập thủy điện ở thượng nguồn. Hiện chúng ta chưa có nhiều thông tin về vấn đề này.






Phóng viên:
Ông đánh giá thế này về việc vận hành các đập thuỷ điện trên dòng Mê Kông và tác động của nó đến ĐBSCL?


 









Theo Qui hoạch, ĐBSCL chia thành 3 vùng lũ:






Vùng ngập nông: gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, một phần Vĩnh Long và Long An. Vùng này cần làm đê bao triệt để bảo vệ vùng dân cư đông đúc có cơ sở hạ tầng tốt và vùng trồng cây ăn trái.






Vùng ngập tung bình: Đồng Tháp, An Giang, một phần Long An và Kiên Giang: chỉ kiểm soát lũ từ tháng 8, sau đó xả lũ vào. Vùng này cần kiểm soát lũ chủ động, chứ không cần triệt để.




Vùng ngập sâu: Long An, Đồng Tháp, An Giang (chủ yếu là các khu vực dọc biên giới Camphuchia). Đây là vùng không cần chống lũ triệt để.




Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, hiện người dân ở ĐBSCL đã nhận thức được chống lũ triệt để là không an toàn, không bền vững. Họ muốn dẫn lũ về để bù đắp phù sa…





Ông Nguyễn Ngọc Anh: Mới đây, tại cuộc họp về Mê Kông, vấn đề này cũng được đề cập. Nhiều chuyên gia quốc tế nói hồ chứa ở thượng lưu tham gia cắt lũ cho ĐBSCL rất tốt.






Tuy nhiên, theo tôi nhận định này không chính xác vì các hồ chứa chỉ cắt được lũ trung bình còn lũ lớn như năm 1991 và 2000 thì không cắt được lũ. Việc làm cho lũ trung bình thành không có lũ là không tốt vì ĐBSCL là vùng cần lũ, sống nhờ lũ, phát triển nhờ lũ.






Phóng viên:
Theo ông, tình trạng lũ kiệt đã gây thiệt hại gì đến ĐBSCL ?

Ông Nguyễn Ngọc Anh: Lũ kiệt năm nay tạo nên một hiện tượng mất ổn định, ảnh hưởng đến vùng ngập nước, gây khó khăn nhất định cho đời sống của người dân.






Trước đây đỉnh lũ chỉ chênh lệnh khoảng 2 m nhưng hiện nay có khi chênh lệnh lên đến 3- 4m. Sự chênh lệch quá lớn về mực nước giữa các mùa lũ làm ảnh hưởng đến dòng chảy gây ra hiện tượng xói lở ngày càng nghiêm trọng…






Một mùa lũ trung bình, lượng phù sa bồi đắp cho ĐBSCL khoảng 150 triệu tấn. Nếu lũ nhỏ cũng đạt khoảng 100 triệu tấn, riêng tháng 8 -9, lượng phù sa đạt khoảng 60 - 70 triệu.




Còn năm nay, do dòng chảy kiệt nên lượng phù sa đồi đắp cho ĐBSCL sẽ rất thấp, làm ảnh hưởng đến vụ lúa Đông Xuân. Bên cạnh đó tình trạng xâm nhập mặn sẽ tăng cao. Dự báo, năm nay sự xâm mặn sẽ diễn ra sớm và kéo dài nếu mực nước lũ không đước cải thiện.






Ngoài ra, diện tích ngập ít nên lượng phù du trong nước cũng thấp dẫn đến sản lượng thủy sản cũng thấp. Đặc biệt là cá linh.




Xin cảm ơn ông!


 




  • Trung Thanh thực hiện - VietNamnet


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Không bỏ dòng chữ 'CHXHCN Việt Nam' trên văn bằng (08-11-2010)
    Vợ ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị được bào chữa cho chồng  (08-11-2010)
    Bé trai vào rừng bắt cá bị voi quật chết  (07-11-2010)
    Tội phạm tham nhũng toàn người giàu, có trình độ (06-11-2010)
    Hàng loạt hồ thủy điện xin xả lũ, nguy cơ nước tiếp tục dâng (04-11-2010)
    Từ nay đến tết: Không tăng tỉ giá (04-11-2010)
    Nâng Biển Đông thành lợi ích cốt lõi, Trung Quốc "dại dột" (03-11-2010)
    Thủy điện xả lũ, hạ lưu căng thẳng (02-11-2010)
    Vỏ ta, ruột Tàu: Đâu là gốc thương hiệu Việt? (01-11-2010)
    Xe khách chết máy khi băng lũ, hơn 20 người suýt chết (01-11-2010)
    Công nhân Trung Quốc tử nạn tại công trường bô xít  (31-10-2010)
    Mưa lũ hoành hành khắp miền Trung (31-10-2010)
    Đánh bạc tại phòng họp, một phó TGĐ bị bắt (29-10-2010)
    Dựng lại hiện trường nghi án công an đánh người đi đường (28-10-2010)
    “Nghi án” ngộ độc do thịt và tiết trăn (27-10-2010)
    'Không đi đâu mà vội vàng' (27-10-2010)
    Không cho báo chí dự đối thoại với dân (26-10-2010)
    Blogger ‘Cô gái đồ long’ bị bắt khẩn cấp (26-10-2010)
    Nợ Vinashin lớn hơn thuế đóng của 1.000 doanh nghiệp trong 3 năm (25-10-2010)
    Cận cảnh trường đại học tốt nhất Hàn Quốc (25-10-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153160304.